Thời tiết bất thường ở miền Trung: Nông dân âu lo, ngư dân tiếc nuối!

Hiện tại, khu vực miền Trung đã giữa mùa đông, thế nhưng hơn 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có bão lũ. Thời tiết nắng nóng kéo dài, kéo theo những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với người lao động hoạt động trong ngành đánh bắt thủy-hải sản, cả những người nông dân sắp xuống vụ gieo trồng thời gian tới….

lúa

Nông dân âu lo

Vì một tháng qua, thời tiết tại địa bàn nắng nóng kéo dài, những cơn mưa xuất hiện do ảnh hưởng của không khí lạnh chưa lớn và kéo dài khiến cho thực trạng hiện hữu trước mắt. Đó là các cánh đồng, kênh rạch, ao hồ, thiếu nước và trơ đáy. Theo ghi nhận tại nhiều điểm ở khu vực các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn…. Các cánh đồng khô cằn, cỏ mọc sum sê. Chưa hết, nhiều khu vực kênh rạch, ao hồ trơ đáy, thiếu nước. Hiện đang sắp đến vụ mùa đông-xuân, thế nhưng tình hình nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều hộ nông dân trở nên lo lắng.

Theo ghi nhận, nhiều bà con nông dân tại địa bàn chia sẻ, các năm trước, thời điểm này ít nhất cũng đã có lũ mang phù sa về với các cánh đồng lúa, hoa màu. Bên cạnh đó, thời điểm này những năm trước người dân sản suất lúa thường bằng hình thức cấy. Thế nhưng, nếu thời tiết này kéo dài, nguy cơ cho năm nay, người nông dân chỉ còn biết gieo mạ. Chưa kể, thời tiết nắng nóng còn dễ tạo điều kiện cho sâu, bọ phát triển phá hại mùa màng của bà con nông dân.

Chưa hết, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều hộ nông dân buộc lòng phải trông chờ vào việc thủy điện xả nước. Nhưng thời tiết không mưa, nhiều hồ thủy điện có lý do riêng của họ để tích nước. Vậy nên, trong những vụ gieo trồng năm sau, mà cụ thể là sau vụ đông-xuân tới, sẽ là khó khăn vì thiếu nước tưới.

Không chỉ người nông dân âu lo cho thực trạng này, mà người nuôi trồng thủy sản cũng không kém phần sốt ruột vì thời tiết không có lũ. Đó là những ao tôm thẻ chân trắng của bà con tại các xã, phường thuộc địa bàn TP.Hội An, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam).

Nếu không có lũ, người dân phải kỳ công trong việc cải tạo ao hồ. Chưa hết, nguồn nước thải bẩn được thải ra từ các ao tôm sẽ đọng lại lòng sông vì không có lũ cuốn đi, khiến cho việc lấy nước ra vào ao tôm bị “đe dọa” với nguồn nước bẩn. Đây chính là hiểm họa tiềm tàng cho nguy cơ dịch bệnh của tôm tại các ao hồ.

Ngư dân tiếc nuối

Hơn 1 tháng qua, thời tiết trên biển thuận lợi khiến cho nhiều ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển, đem lại hiệu quả cao với những chuyến tàu trúng đậm hải sản. Tuy nhiên, đã có hàng chục tàu cá các ngư dân, chạy với công suất nhỏ, thường đánh bắt xa bờ hơn 30 hải lý đã dọn tàu, dọn lưới về nghỉ đông.

Ngư dân Phạm Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết: “Thời tiết thì không ai lường trước được vì thực tế các năm trước, đây là thời điểm ngư dân chúng tôi dọn tàu nghỉ đông. Thế nhưng, thời gian qua không có mưa bão, nhiều tàu cá trúng đậm khiến chúng tôi khá tiếc nuối”.

Cũng theo anh Trung, tiếc nuối là thế, nhưng lại chẳng dám đưa tàu ra tiếp tục vươn khơi, vì sợ rằng vừa ra khơi lại, thì thời tiết biển động lại ập tới. Thế nên, nhiều người trong số này chỉ biết… an phận!

Quan ngại lớn nhất, là sợ thời tiết biển động, gió mùa đông bắc, cả áp thấp bất ngờ hình thành trên biển, sẽ chẳng biết trốn và tránh đi đâu, vì một lẽ, biển động tàu mà ở xa bờ thì rõ ràng không tàu nào dám liều lĩnh lênh đênh giữa biển động 3 ngày 3 đêm để trở về với đất liền.

Hơn lúc nào hết, những người nông dân và ngư dân tại Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung đang chờ đợi vào những bản tin dự báo thời tiết trước cho nhiều ngày và đặc biệt là một nghiên cứu, dự báo thời tiết cho mùa và tháng từ cơ quan khí tượng thủy văn!

Báo Lao Động, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Phước Bình
Môi trường

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 10:28 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 11:00 16/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:32 12/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 20:46 18/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 20:46 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 20:46 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 20:46 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 20:46 18/05/2024